Monday, August 19, 2019

Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng - Đinh Thế 405

Tướng Lê Quang Lưỡng sinh năm 1932 tại tỉnh Bình Dương. Thời niên thiếu, học hết bậc Tiểu học tại tỉnh nhà ông lên Sài Gòn theo học tại Trường Trung Học Petrus Ký. Sau khi lấy bằng Thành Chung ông gia nhập vào quân đội và xuất thân Khóa 4 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, cùng khóa với Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Chuẩn Tướng Hồ Trung Hậu, Đại Tá Lê Văn Phát…
Ngay khi vừa mãn khóa vào ngày 1 tháng 06 năm 1954 ông tình nguyện sang Binh Chủng Nhảy Dù (ND) và được gởi ngay ra Bắc bổ sung cho Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù với chức vụ Trung Đội Trưởng của Đại Ðội 52 ND. Từ đó ông đã trải qua các chức vụ chỉ huy từ cấp Trung Đội Trưởng (Thăng cấp Trung Úy tháng 6/1956), Đại Đội Trưởng (Thăng cấp Đại Úy tháng 11/1963), Ban 3 Tiểu Đoàn rồi Tiểu Đoàn Phó.
Năm 1965, Ông được đi du học về “Tác Chiến Trong Rừng Núi Sình Lầy” tại Mã Lai Á. Tại quân trường, ông đã trình bày chiến thuật tấn công và tác chiến theo quan điểm của riêng ông được tất cả các huấn luyện viên đều chú ý và thán phục. Đến tháng 9/1965, về nước với bằng tốt nghiệp Thủ Khoa, ông được Tướng Dư Quốc Đống chỉ định nhiệm vụ thành lập và giữ chức Tiểu Đoàn Trưởng TĐ2ND tại Trung Tâm Huấn Luyện Quốc Gia Vạn Kiếp ở Bà Rịa.
Trong buổi lễ xuất quân của TĐ2ND vào tháng 1/1966, Đại Tá Lý Thái Như Chỉ Huy Trưởng TTHL/QG Vạn Kiếp đã Chủ Tọa và trao gắn cấp bậc Thiếu Tá cho Ông.
Sau buổi lễ xuất quân, Tiểu Ðoàn 2 ND về trấn giữ vòng đai Biệt-Khu-Thủ-Ðô vừa chỉnh trang đơn vị, vừa tái huấn luyện tại chỗ. Chính ông đã đứng ra hướng dẫn tất cả Sĩ quan cũng như binh sĩ về chiến thuật và kỹ thuật tác chiến của Nhảy Dù và ngay sau đó TĐ2ND đã tham chiến tại khu phi chiến, tại đồi 1416 trên đỉnh Ngok Wank quân khu II, tại khắp các mặt trận ở các quân khu và đã từng gây kinh hoàng khiếp vía cho bọn giặc cộng xâm lược không thua bất cứ một đơn vị Nhảy Dù kỳ cựu nào khác.
Cuối năm 1967, ông sang Okinawa du khảo và học hỏi về Chiến thuật phản tình báo và chống chiến tranh du kích. Ngày 25/1/1968, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Lữ Ðoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù thay thế Trung Tá Hồ Trung Hậu, đánh đuổi quân Cộng Sản ra khỏi Huế và Quảng Trị trong trận chiến “Tổng Công Kích năm Mậu Thân” của CS.
Sau trận nầy ông được thăng cấp Trung Tá tại mặt trận vào tháng 4/1968. Và cũng trong chức vụ LĐT/LĐ1ND ông được thăng cấp Ðại Tá tại mặt trận vào tháng 9/1969 sau các cuộc hành quân tại Tây Ninh để tiêu diệt các đơn vị CS lẩn khuất trong khu vực Chiến Khu C và đưa chiến trường ra khỏi lảnh thổ Quân Khu III qua bên kia biên giới.
Kể từ đây, ông đã tham gia hầu hết các cuộc hành quân làm nên lịch sử của SĐND, như là Chiến dịch Bình Tây Kampuchea 1970, Hành Quân Lam Sơn 719 trên đất Lào vào tháng 02 năm 1971, giải vây An Lộc tháng 4/1972, Hành Quân Lam Sơn 72 trong chiến dịch Lôi Phong tái chiếm Quảng Trị vào tháng 06 năm 1972, và cuộc hành quân tái chiếm Thường Đức vào tháng 08 năm 1974. Trong ba cuộc hành quân đầu, Tướng Lưỡng đã tham dự với tư cách Đại Tá Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, trong các cuộc hành quân về sau Tướng Lưỡng đã điều quân với tư cách là Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù.
Trong trận chiến giải vây An Lộc năm 1972, tài điều binh của ông đã được đưa vào chương trình nghiên huấn của Trường Quân Sự Command and General Staff College (Đại Học Chỉ Huy & Tham Mưu) ở Fort Leavenworth, tiểu bang Kansas, Hoa Kỳ sau hai danh tướng Tôn Tử, một thiên tài quân sự nổi tiếng của Trung Hoa thời Xuân Thu Chiến Quốc (722 – 480 TCN) và Erwin Rommel (1891 – 1944 có biệt danh là "the Desert Fox") một tướng lãnh lừng danh của Đức Quốc Xã vào đệ nhị thế chiến.
Trong trận chiến nầy ông đã phối hợp chiến thuật phân tán mỏng các đơn vị Nhảy Dù để bao vây, dùng các Tổ Khinh Binh đột kích vào các chốt của bọn cộng phỉ rồi dùng Phi Pháo và Pháo Binh tiêu diệt địch để phá vỡ chiến thuật Chốt Kiềng của bọn cộng phỉ tại suối Tàu Ô cũng như tại cửa ngõ Sóc Gòn của An Lộc.
Đại Tá Lê Quang Lưỡng đã áp dụng yếu tố bất ngờ một cách táo bạo và thành công khi đổ quân Nhảy Dù xuống Sóc Ton Cui cạnh Đồi Gió để làm đầu cầu, rồi tiến vào An Lộc. Ông cũng đã nghi binh đánh lạc hướng địch quân khi liên lạc bằng hệ thống âm thoại báo cho Tướng Hưng rằng ông sẽ không vào An Lộc mà ngày mai Quân Đoàn sẽ đưa một đại đơn vị nhảy xuống phía Bắc An Lộc tấn công vào Đồi Đồng Long vào giải cứu các đơn vị bị bao vây. Ông được Tướng Minh Tư Lịnh Quân Khu III đặt trọn niềm tin và giao cho Ông trọn quyền quyết định sách lược.
Với kinh nghiệm lão luyên trên chiến trường của một “Quân Đội con nhà nghèo” với sự yểm trợ tích cực của người bạn đồng minh, ông đã sử dụng tài tình và hiệu quả lối đánh thần tốc của các Chiến Binh Nhảy Dù với hỏa lực vô tiền khoáng hậu của phi pháo và các pháo đài bay B52 để tiêu diệt các đơn vị cộng phỉ, để giải vây cho các đơn vị thuộc quyền, để mở rộng vòng đai và rồi hoàn toàn giải tỏa An Lộc.
Tháng 6 năm 1972, Đại Tá Lê Quang Lưỡng được đề cử chức vụ Phụ Tá Hành Quân cho Tư Lệnh Sư Ðoàn Nhảy Dù là Trung Tướng Dư Quốc Đống trong chiến dịch Lôi Phong tái chiếm Quảng Tri. Cuối tháng 8 năm 1972, ông được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu thăng cấp Chuẩn Tướng, và sau đó ông được bổ nhiệm giữ chức Tư Lệnh Phó, xử lý thường vụ chức vụ Tư Lệnh SĐND. Lúc bấy giờ, Bộ Tư Lệnh Hành Quân Sư Đoàn Nhảy Dù đặt tại căn cứ Hiệp Khánh, cách Huế 17 km về phía Bắc.
Tháng 11 năm 1972, Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng chính thức được chỉ định làm Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù cũng là vào lúc VNCH đang đi vào một giai đoạn cực kỳ khó khăn nhất trong lịch sử. Sư Đoàn Nhảy Dù do ông chỉ huy đã phải đương đầu với bao nhiêu thử thách từ phía bọn cộng phỉ cũng như từ phía Đồng Minh và nội bộ của VNCH. Nhưng ông luôn giữ đúng phong cách của một vị chỉ huy, thi hành trách nhiệm được giao phó một cách hoàn hảo và suốt đời tận tụy hy sinh cho Tổ Quốc đến những ngày cuối tháng 4/1975.
Trận đánh để đời sau cùng của ông là trận Thường Đức từ tháng 8/1974 đến tháng 11/1974 ông đã áp dụng chiến thuật Xa Luân Chiến để 3 Lữ Đoàn Nhảy Dù luân phiên giao tranh và gây thiệt hại nặng nề cho hai SĐ 324B, SĐ 304 và một Trung Đoàn của SĐ 2 của bọn cộng sản bắc việt cùng các lực lượng địa phương.
Năm 1975 vào những ngày tháng lịch sử của VNCH, lệnh từ trung ương bỏ Quân Đoàn I và rút Sư Đoàn Nhảy Dù về Sài Gòn. Một tin chấn động cho toàn quân, toàn dân và sự kinh hoàng tột độ ấy đã mở đầu cho sự tan rã ồ ạt sau đó.
Hơn thế nữa, kể từ ngày SĐND được bốc khỏi Vùng I, quyền chỉ huy chiến thuật binh chủng Nhảy Dù, quyền sử dụng các chiến binh Nhảy Dù cũng vượt ra khỏi tầm tay của vị Tư Lệnh. Các đơn vị Nhảy Dù đã bị xé ra từng mảnh. Mỗi đơn vị một nơi rồi lần lượt bị tan hàng.
Ngày 29 tháng 4 năm 1975 Tướng Lưỡng di tản sang Hoa Kỳ, với nỗi ngậm ngùi: “Sầu hận của tim ta ai biết được. Người tươi vui ta mãi mãi căm hờn”.
Và sau đó ông định cư tại thành phố Hampton, tiểu bang Virginia. Đến năm 1979, ông cùng gia đình di chuyển về thành phố Bakerfield, tiểu bang California cho đến cuối đời.
Trong khoảng thời gian từ 1976 đến những năm 1982 ông có tham dự vào một số sinh hoạt trong nỗ lực trở lại VN tổ chức lực lượng kháng chiến nhưng tiếc rằng Trời đã không chiều lòng người. Sau này ông lui dần vào im lặng và ít khi lên tiếng. Ông cũng thường sinh hoạt và gần gũi với Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam từ năm 1980.
Năm 1990 ông cùng Tướng James B.Vaught Hoa Kỳ dẫn đầu đoàn diễn hành của Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam trên đại lộ Constitution, Washington D.C cùng với các đơn vị Nhảy Dù của 32 quốc gia bạn, nhân ngày kỷ niệm 50 năm thành lập binh chủng Nhảy Dù Hoa Kỳ. Nhảy Dù là đơn vị của QLVNCH đầu tiên và duy nhất từ trước cho đến thời điểm nầy, được mời chính thức rước ngọn cờ Vàng Ba Sọc Đỏ giữa lòng thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Hai bên đường dân chúng Hoa Kỳ và đồng bào Việt Nam tỵ nạn cộng sản, đón tiếp và cổ võ nồng nhiệt.
Ngày 21/9/2005 Tướng Lê Quang Luỡng đã qua đời tại Bakerfield California vì chứng bệnh Gan, thọ 73 tuổi, để lại nhiều luyến thương sâu xa cho đoàn quân Mũ Đỏ.
Tại San José California, một Cựu Chiến Binh Nhảy Dù - Định Thế 405 - đã thương khóc ông:
“Người đi…
Cây cỏ buốt đau thương!!!
Anh hùng Lê Quang Lưỡng.
Bàng hoàng…Nghĩ chừng vô tưởng.
Vị Tướng lãnh hào hùng,
Dẫn đầu quân binh Mũ Đỏ.
Đã bỏ trần gian,
Vội vàng không giã biệt.
Âm âm lạnh, lòng nhói đau da diết,
Thương hơn thương, tử biệt cõi sinh phù.
Hỡi Thiên Thần máu đỏ thắm thiên thu,
Tim bất khuất, đời Hoa Dù vay trả.
Nghiệp cả trả chưa xong
Đục trong trời phiêu lãng.
Ba mươi năm,
Những buổi chiều bàng bạc.
Cánh hạc thẫn thờ bay,
Cuộc đời nầy đen trắng
Cả quá khứ đầy hận thù cay đắng
Quê hương ơi chất nặng nghiệp linh hồn.
Vó ngựa chân bon…
Những bồn chồn từng thu qua chết lặng,
Vệt nắng vàng hoang vắng gió heo may.
Việt Nam ơi, cả dân tộc đang quay,
Trận bão lốc hay cơn say nghiệt ngã.
Ba mươi năm,
Khắp địa cầu xa lạ.
Đoàn Thiên Thần nghiêng ngả dắt dìu nhau.
Gượng cười thôi tim quằn quại thương đau.
Mỗi một bước vạn cơn sầu gậm nhấm.
Ba mươi năm,
Vàng đỏ đen tím xậm,
Nét kiêu hùng vẫn ẩn chứa trong tim.
Chưa bao giờ ta thật sự đứng im.
Dù một phút, nghĩ, chìm trong dĩ vãng.
Nhưng hôm nay bầu không gian ảm đạm,
Quân kỳ buồn, rủ xuống tiễn anh linh.
Quốc kỳ bay, tung ngao nghễ không thinh,
Lệnh kỳ bó, vành khăn tang đơn lạnh.
Hoàng Hoa Thám, mùa Trung Thu hiu quạnh.
Vì toàn quân mất vị Tướng anh hùng.
Quê hương ta mất dũng sĩ tận trung,
Và Tổ Quốc mất người hùng Mũ Đỏ.
Ba mươi năm,
Chiến trường ta còn đó,
Tư Lệnh ơi…Ông bỏ chúng tôi rồi ! ! !
Thế là xong…Thật ngắn ngủi kiếp đời,
Thoáng đấy, mới đây, gió trời mưa đất.
Vùng trắc ẩn rồi ai còn ai mất,
Nghĩa tử ly, oan khuất mủi thương mình.
Định thế nào, là thảm bại quang vinh,
Thua hay thắng, thường tình trong dĩ nghiệp.
Mỗi Mũ Đỏ là lương tri thông điệp,
Để toàn dân phải ngưỡng mộ tri ân.
Họ đã tặng đời tim óc, xác thân,
Trong biển lửa, giữa gian trần bạc bẽo.
Cánh Dù rơi… nơi xứ người lạnh lẽo,
Thiên Thần buồn réo khúc nhạc bi ai.
Cánh dù bung từng ôm cả chí trai,
Gom hoài bão miệt mài trang dũng kiệt.
Kính ông Tướng…Trời tạm dung đơn độc,
Ngưỡng mộ anh hồn bay bổng sao băng.
Nơi mù xa vùng sinh tử trầm thăng,
Ông thanh thoát đất vĩnh hằng vô tận”
Vĩnh biệt Tư Lệnh.
Vĩnh biệt Đích Thân!!!
Đinh Thế - 405

Tài liệu tham khảo:
-Phỏng vấn các Chiến Hữu trong Sư Đoàn Nhảy Dù.
-Những tin tức do Anh Lê Quang Đức, con của Tướng Lưỡng cung cấp.
-Thiên Thần Mũ Đỏ Ai còn "Ai mất" của Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng
-Bài Văn Tế Tướng L ê Quang Lưỡng của Định Thế 405 – Giám Đốc Võ Thuật SĐND, Đại Đội Trưởng 90.
-Bài Điếu Văn của Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Chức đọc trong Lễ Truy Niệm tại Bakerfield 11/2005 
(Sài Gòn trong tôi - Võ Trung Tín/ Nguyễn Hữu Viên)

Wednesday, December 2, 2015

Gia Đình Mũ Đỏ Diễn Hành tại Washington D.C. 1990

Gia Đình Mũ Đỏ diễn hành ngày 4 tháng 7 năm 1990 tại Washington D.C. Kỷ Niệm 60 năm thành lập Sư Đoàn Nhảy Dù đi đầu hàng quân là 
Thiếu Tướng Lê Quang Lưỡng và Trung Tướng Vaught


Monday, July 22, 2013

XIN DÂNG TẶNG ĐẾN LINH HỒN CHUẨN TƯỚNG LÊ QUANG LƯỠNG (21 Tháng 9 năm 2005)

Tướng Lê Quang Lưỡng và Phạm Hòa NKT

CHUẨN TƯỚNG LÊ QUANG LƯỠNG
(1932-2005)
Gia Nhập Quân Đội vào ngày 17 tháng 11 năm 1953
Theo Hoc Khóa Cương Quyết, Khóa 4 Thủ Đức vào 1 tháng 6 năm 1954
Thuyên chuyển về Tiểu Đoàn 5 nhảy dù tháng 8 năm 1954 Tại Hà Nội 11 năm liên tục Phục Vụ Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù với chức vụ Trung Đội Trưỡng , Đại Đội Trưởng Sỉ Quan Ban 3, Tiểu Đoàn Phó , được chỉ định theo hoc khóa Tiểu Đoàn Trưỡng , ra trường đậu Thủ Khoa.
Tiểu Đoàn Trưởng và Thành Lập Tiểu Đoàn 2 đầu năm 1966
Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 1 cuối tháng 11 năm 1967
Được Vinh Thăng Chuẩn Tướng và Tư Lệnh Phó , Sư Đoàn Nhẩy Dù vào tháng 6 năm 1972
Tổng Thống Bổ Nhiệm, Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù tháng 10 năm 1972
Cho đến những ngày cuối cùng của cuộc chiến Viet Nam .


Huy Chương
Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương,
Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương,
Đệ Ngủ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương,
21 Anh Dủng Bội Tinh với nhành dương liểu,
6 ngôi sao vàng , bạc va đồng ,
3 Chiến Thương Bội Tinh,
Two Silver Stars with V Device –1971-1972,
Three Bronze Star with V Device – 1967-1968-1970,
One Distinguished Flying Cross and
One Air Medal.


Thăng Cấp
Thiếu Úy 1 tháng 6 năm 1954.
Trung Úy 1956
Đại Úy 1963
Thiếu Tá 1966
Trung Tá 1968
Đại Tá 1970
Chuẩn Tướng 1972.


Sự tiến thân lần lượt qua nhiều chức vụ từ Tiểu Đội Trưởng đến Tiểu Đoàn Trưởng, rồi Lữ Đoàn Trưỡng sau cùng là Tư Lệnh Sư Đoàn do sự cố gắng cương quyết không ngừng nghĩ trong 21 năm dài . Dấn thân cùng các Chiến Hữu cam khổ chiệu đựng tinh thần lẫn thể xác để phục vụ đơn vị . Góp công sức để xây dựng môt đơn vị thiện chiến nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Thật là một Kỳ Công xin được biết ơn và lòng ngưỡng mộ tri ân .

Hình chụp gia đình trong Sinh Nhật Tướng Lê Quang Lưỡng và ngày công nhận Nghĩa Tử Phạm Hòa Nha Kỹ Thuật

 Các con cháu say mê vũ khí và Quân Phục triễn lãm trong ngày sinh nhật và công nhận Nghĩa Tử Phạm Hòa tại Nam California


Qua những hình ảnh trong Blog http://LeQuangLuong.blogspot.com
Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng rất yêu quý sinh họat QLVNCH cho đến ngày cuối đời, ông dặn dò mọi người trong gia đình trong đám tang ông muốn đơn giản không linh đình để tỏ lòng tri ân đến những anh hùng của QLVNCH đã nằm xuống trên quê hương.
Ông không hề dặn dò gia đình không làm lễ Phủ Quốc Kỳ VNCH họac cấm quân nhân mặc quân phục tham dự trong đám tang của ông. Tôi và Thiếu Úy Trần Việt Huệ Nha Kỹ Thuật đã làm nghi thức gấp quốc kỳ VNCH và dâng lên bàn thờ của trước sự chứng kiến của Bà Lê Quang Lưỡng và mọi người trong gia đình. Khi bà Lê Quang Lưỡng biết tin không có lễ phủ quốc kỳ cho ông, bà và người con gái lớn đã giận dữ khi nghe tin này.
Người em gái của Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng và 2 vị Sĩ Quan Nhãy Dù mà ông đã không liên lạc trong những ngày cuối đời của ông đã không hội ý Bà Lưỡng cho những quyết định lầm lẫn này.
Trong khi tham dự đám tang của Trung Tướng Nhảy Dù Dư Quốc Đống bà Lê Quang Lưỡng đã ân cần và nói lời xin lỗi của Má đến việc không phủ quốc kỳ VNCH cho Ba con và 2 vị Cựu Sĩ Quan Nhảy Dù  gây khó khăn cho chúng tôi khi mặc Quân Phục Nha Kỹ Thuật và làm lễ gấp quốc kỳ VNCH trước Linh Cữu của Cố Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng.
Ngày 21 tháng 9 năm 2013 Tướng Lưỡng cũng là người Ba của chúng tôi đã ra đi 8 năm, vì quá thương ông người anh hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nên chúng tôi giữ im lặng trong những năm qua về những tin đồn thất thiệt đăng tải luân lưu trên internet và trên các Diễn Đàn để tỏ lòng thành kính với người quá cố.
Ông là môt Sĩ Quan Tác Chiến từ lúc ra trường với chức vụ Trung Đội Trưỡng cho đến lúc ông là Chuẩn Tướng Tư Lệnh Sư Đòan Nhảy Dù. 
Trong 21 năm chiến tranh Việt Nam, biết bao máu của chiến hữu ông đã đổ xuống cho quê hương Việt Nam thân yêu
và ông chứng kiến biết bao Lễ Phủ Quốc Kỳ VNCH của đồng đội.
Ông yêu quý chúng tôi và muốn được làm người Ba của chúng tôi vì ông yêu bộ quân phục và những sinh họat Vinh Danh QLVNCH mà ông luôn gặp chúng tôi trong những sinh họat CQN/QLVNCH tại Nam Cali .

Những tin tức luân lưu trên Internet về lời trăn trối của ông
không muốn phủ Quốc Kỳ VNCH trong đám tang và cấm mặc Quân Phục trong đám tang ông là ngụy tạo và phản sự thật.
và ngưng ngay các tin tức vô trách nhiệm đến người quá cố.


Trân trọng,

Nghĩa Tử Cố Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng
Cựu Thiếu Úy Phạm Hòa Đ72/SCT Nha Kỹ Thuật
Hội Trưởng Hội Nha Kỹ Thuật Nam California
Founder Hội Bảo Tồn Truyền Thống QLVNCH
 

Thiếu Úy Trần Việt Huệ và Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng


Bài đọc của Nghĩa Tử Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng trong tang lễ tại Bakerfield California



XIN DÂNG TẶNG ĐẾN LINH HỒN THIẾU TƯỚNG LÊ QUANG LƯỠNG
(21 Tháng 9 năm 2005)


Ba thương mến,
(một trong những hạnh phúc nhất của Ba là đọc thư con cháu, hôm nay xin mạn phép cùng quý vị, để gửi đến Ba tôi những tâm tình chia sẽ thành thật kính chào và cám ơn quý vị)
Con gặp lai Ba trong những khoãng cui của cuộc đời, thời gian tuy ngắn ngủi nhưng thật trọn vẹn, những hình ảnh đẹp sẽ mãi mãi ghi sâu vào tâm thức và s lưu lại với con. Ba mươi năm trước đây Ba đã giã từ cuộc chiến và cuộc chiến ấy vẩn âm thầm theo đuổi trong tâm trí, trong từng hơi thở, trong nhịp đập của con tim, những thổn thức đêm dài, cho thân phn, cuộc đời và hôm nay cũng vừa tròn ba mươi năm, Ba đã thực sự ra đi, từ giã trong cái nhẹ nhàng và để lại cho gia đình, má và các con nhiều nhớ thương vô vàn miên viễn.
Tiễn Ba đi hôm nay con mặc chiếc áo mà 30 năm trước khi rời quê hương một chiến hữu đã trao tặng trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến Việt Nam, con đã ấp ủ và mang theo như tình thương trìu mến Ba đã dành cho con, chiếc áo tuy sờn vai, theo tháng năm và giòng đời nghiệt ngã của nó nhưng vẫn còn tồn tại như lòng sắt son của Ba, tuy bạc màu nhưng vẫn gi được nét hùng tráng của một thời oanh liệt xa xưa, chiếc áo cũng là biểu tượng của Ba đã trao cho con, vẫn cái tinh túy của một chiến sĩ, một con người và tình thương cho nhân loại.
Chiếc mủ đỏ với cánh dù mà con đội trên đầu hôm nay cũng vừa tròn 30 tuổi , cánh dù tuy đã tả tơi nhưng vẫn âm thầm che chở , cho vận mạng và cuộc đời còn lại, như cánh dù của Ba cũng tung bay khắp miền quê hương đất nước và che ch cho gia đình cho đồng đội và bảo bọc tình yêu quê hương đất nước.
30 năm ba sống cuộc đời thầm lặng để bão tồn khí khái của một chiến sĩ quân lực Việt Nam Cộng Hòa, cũng như nhiều người đã thường hỏi con, Anh Hùng của Quân Lực Việt Nam cộng Hòa là ai ? con trả lời họ nhiều lắm, ở chung quanh ta, ở khắp mọi nơi, họ chiến đấu anh hùng trong cuộc chiến và sống rất thầm lặng sau cuộc chiến, rồi ra đi âm thầm mang theo tất cả vào lòng đất.
Tiễn Ba đi hôm nay không có nghi lễ trang trọng như lời Ba thường nhắn nhủ mọi người trong gia đình, Ba muốn dành những trang trọng đó cho những Chiến Sĩ và anh hùng đã nằm xuống trên quê hương, con ch gữi đến Ba Lá Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa mà Ba thường ấp ủ trong tim, một cánh Dù để Ba tung bay trên khắp mọi miền của Đất Nước, Ba sẽ về thăm lại bao chiến hữu của Ba hơn một lần đã nằm xuống trên quê hương, với ôm ấp đem tự do và an lành cho nhân loại.
Con xin chúc Ba được
THƯỢNG LỘ BÌNH AN và TỔ QUỐC GHI ÂN .
Con của Ba
Thiếu Úy Phạm Hòa
Trưởng Toán Thám Sát 723 / Nha Kỹ Thuật / QLVNCH



Hôm ấy sáng thứ Tư 21 tháng 9 năm 2005, như thường lệ chuông đồng hồ reng lúc 5 giờ sáng thức dậy đi làm. Đang mơ màng tiếng rung của cái điện thoại trong cái bục bằng gổ thông trong phòng tắm, âm thanh thật vang động, tiếng rung và nhịp đập của điện thoại vào thành gổ làm tôi bật người dậy, chứ không nằm nướng như mọi khi, 5 phút snooze có khi đến 2.3 lần.
Không biết ai gọi sớm như thế này ? nhìn đồng hồ lúc ấy khoãng 4:30 sáng, trên call ID hiện lên Ánh Dallas (thứ nữ của Tướng Lưỡng), tôi alo ! bên kia đầu giây có tiếng ngất nghẹn vài giây sau đó Ánh nói “Ba mất rồi anh Hòa” rồi tiếng khóc tiếp tục. Tôi ra nhà bếp, mở tủ lạnh lấy bịch thức ăn, uống vội ly nước cam, Tôi vội đi làm vì chiều nay còn phải đi lên LAX đón Toàn (chồng của Ánh) và sau đó cùng đi với Toàn về nhà Tướng Lưỡng tại Bakerfield.
Lúc sáng  củng liên lạc được với một vị Đại Đức từ San Jose trên đường xuống Los Angles và ông ghé vào Bakerfiled tụng kinh cho Tướng Lưỡng trước khi Coroner đem xác Ông về nhà thương.
Toàn đến Phi Trường Los Angles khoãng 3 giờ chiều và chúng tôi trực chỉ hướng Bắc Los Angeles về Bakerfiled lúc đến nhà Tướng Lưỡng thì mọi người đã đông đủ ngoại trừ một vài người con ở xa đang trên đường về đến. Buổi chiều hôm ấy tôi thấy xuất hiện một vài người do người em gái của Tướng Lưỡng đưa đến và sau này tôi được biết đó là Thiếu Tá Trần Văn Trực Phòng An Ninh và Thiếu Tá Nguyễn Huỳnh Đông Công Binh Sư Đoàn Nhảy Dù . Chính những nhân vật này và Cô Sáu (em Tướng Lưỡng) quyết định cho mọi nghi thức của đám tang. Bà Lưỡng và các con đều không biết quyết định không có nghi thức phủ Quốc Kỳ VNCH trong tang lễ.


Tuesday, September 21, 2010

Tóm Lược Tiểu Sử và THÀNH TÍCH của SƯ ĐOÀN NHẢY DÙ - QLVNCH

các đơn vị Nhảy Dù Việt Nam đầu tiên được thành lập như sau:

Giai Đoạn I (Với các cấp Chỉ Huy người Pháp)
Tiểu Đoàn 1 Nhảy dù được thành lập ngày 1 tháng 8 năm 1951 tại Chí Hoà Saigon.
Tiểu Đoàn 4 Nhảy Dù được thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1952 tại Đà Nẳng.
Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù được thành lập ngày 1 tháng 9 năm 1952 tại Trường Bưởi , Hà Nội.
Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù được thành lập ngày 1 tháng 9 năm 1953 tại Trường Bưởi Hà Nội .
Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù được thành lập ngày 1 tháng 9 năm 1953 tại Hà Đông , Hà Nội.
Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù được thành lập ngày 1 tháng 3 năm 1954 tại Chí Hoà, Saigon.
Trong thời gian này các cấp chỉ huy vẩn là người Pháp đãm nhiệm.
Liên Đoàn
Giai Đoạn II (Do Các cấp Chỉ Huy Người Việt Nam)
Binh Chủng Nhảy Dù Việt Nam chính thức được thành lập
ngày 1 tháng 5 năm 1954 tại Nha Trang với cấp Liên Đoàn Nhảy Dù (Groupement Aéroportés Vietnamien, G.A.P.VN) do Thiếu Tá ĐỖ CAO TRÍ chỉ huy.
Đại Đội Quân Y Nhảy Dù được thành lập năm 1957.
Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù được thành lập ngày 1 tháng 12 năm 1958 tại Tân Sơn Nhất, Gia Định.
Lu Doan
Giai Đoạn III (Cấp Lữ Đoàn)
Ngày 26 tháng 10 năm 1959, Liên Đoàn Nhảy Dù được nâng lên thành Lữ Đoàn Nhảy Dù Việt Nam.
Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù được tái thành lập ngày 1 tháng 12 năm 1961.
Chiến Đoàn 1 & 2 được thành lập ngày 1 tháng 1  năm 1962
Tiểu Đoàn 2 được thành lập ngày 1 tháng 9 năm 1965.
Tiểu đoàn 1 Pháo Binh Nhảy Dù được thành lập ngày 1 tháng12 năm 1965.
Su Doan
Giai Đoạn IV (Cấp Sư Đoàn)
Lữ Đoàn Nhảy Dù được nâng lên thành SƯ ĐOÀN NHẢY DÙ VIỆT NAM ngày 31 tháng 12 năm 1965
Đại Đội 1 Trinh Sát Nhảy Dù đươc thành lập  ngày 31 tháng 12 năm 1965.
Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù được thành lập năm 1966 cùng lúc với Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh Nhảy Dù.
Tiểu Đoàn Quân Y và Bệnh Xá Đổ Vinh được thành lập ngày 1 tháng 12 năm 1966.
Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù được thành lập ngày 1 tháng 6 năm 1968
3 Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn được nâng lên thành 3 Lữ Đoàn Nhảy Dù và 3 Đại Đội Công Vụ, đồng thời  Đại Đội 2 Trinh Sát Nhảy Dù v à Tiểu Đoàn Công Binh Nhảy Dù cũng được thành lập cùng lúc.
Tiểu Đoàn Yễm Trợ được thành lập ngày 1 tháng 8 năm 1968.
Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh Nhảy Dù được thành lập năm 1969 cùng lúc với Đại Đội 3 Trinh Sát Nhảy Dù.
Tiểu Đoàn Truyền Tin Nhảy Dù được thành Lập năm 1970 cùng lúc với Biệt Đội Tác Chiến Điện Tử.
Ngày 1 tháng 1 năm 1975, Lữ Đoàn 4  & Lữ Đoàn 5 Nhảy Dù được thành lập với  các tiểu Đoàn:
Lữ Đoàn 4 : gồm Tiểu Đoàn 12, 14 và 15.
Lữ Đoàn 5: gồm Tiểu Đoàn 16, 17 và 18.
Cùng Tiểu Đoàn 4 Pháo Binh Nhảy Dù và Đại Đội 4 Trinh Sát Nhảy Dù
SƯ ĐOÀN NHẢY DÙ ĐƯỢC CHỈ HUY BỞI CÁC VỊ TƯ LỆNH
Đại Tá    ĐỔ CAO TRÍ – 01-09-1954  --  1956
Đại Tá    NGUYỄN CHÁNH THI   –   01-09-1956  -- 1960
Thiếu Tướng     CAO VĂN VIÊN   –  12-11-1960  -- 1964
Trung Tướng    DƯ QUỐC ĐỐNG   –   19-12-1964  --  1972
Chuẩn Tướng   LÊ QUANG LƯỠNG   –   01-11-1972  --  30-04-1975

 
 
Tóm Lược Tiểu Sử và THÀNH TÍCH của SƯ ĐOÀN NHẢY DÙ
(Trích trong Tiểu Sử 19 năm Sư Đoàn Nhẩy Dù xuất bản năm 1974)
Thành lập ngày 1-5-1955 với 4 Tiểu Đoàn tác chiến 1, 3, 5, 6 Nhẩy Dù và Tiểu Đoàn Trợ chiến gồm 4 Đại Đội Chỉ huy, Công vụ, Kỹ thuật, Súng cối, Công binh, và Phân Đội Truyền Tin, sau 4 năm hành quân công tác, Liên Đoàn Nhẩy Dù được cải danh Lữ Đoàn Nhẩy Dù kể từ 1-12-1959.
    Để có khả năng đáp ứng theo nhu cầu đòi hỏi của chiến trường, cũng như tương xứng với lực lượng Tổng trừ bị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Các đơn vị được tuần tự thành lập tổ chức:
    Giải tán Tiểu Đoàn Trợ Chiến, các Đại Đội trực thuộc Tiểu Đoàn này trở thành Đại Đội Biệt Lập, Phân Đội Truyền Tin thành Đại Đội, và thành lập thêm Đại Đội Quân Y.
    Cũng trong năm 1959 Tiểu Đoàn 8 Nhẩy Dù và Bộ Chỉ Huy căn cứ Hoàng Hoa Thám, Tổng Hành Dinh của Sư Đoàn Nhẩy Dù hiện nay được thành lập, cuối năm 1961 tái lập Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù.
          Tình hình chiến sự mỗi ngày thêm khẩn trương, các Tiểu Đoàn Nhẩy Dù thường xuyên tăng phái dài hạn cho các vùng, Khu chiến thuật. do đó 2 bộ chỉ huy Chiến Đoàn 1 và 2 Nhẩy Dù được thành lập ngày 15-1-1961 để trực tiếp chỉ huy các Tiểu Đoàn trong nhiệm vụ chiến thuật.
    Theo đà tiến triển của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, các Tiểu Đoàn Nhẩy Dù ngoài nhiệm vụ chiến đấu còn cố gắng kiện toàn nhân sự, nghiên cứu tổ chức nội bộ cho phù hợp với sự lớn mạnh không ngừng của Quân Đội. Bởi thế, cuối năm 1965 Bộ Tổng Tham Mưu đã chấp nhận đề nghị của Bộ Tư Lệnh Lữ Đoàn Dù cho thành lập thêm Tiểu Đoàn 2, Tiểu Đoàn 9, Tiểu Đoàn Pháo Binh và Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 3 Nhẩy Dù.
 Với 8 Tiểu Đoàn tác chiến, 3 Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn, 1 Bộ Chỉ Huy Tổng Hành Dinh, 1 Tiểu Đoàn Pháo Binh, 6 Đại Đội Yểm trợ hành quân tiếp vận và 2 Trung Tâm Huấn Luyện, Lữ Đoàn Nhẩy Dù thành Sư Doàn Nhẩy Dù kể từ ngày 01-12-1965.
    Từ ngày thành lập Sư Đoàn đến nay. Trong khoảng thời gian này chiến trường trở nên sôi động ác liệt. Luôn luôn chiến đấu hăng say diệt địch là nhiệm vụ thông thường của người Chiến Binh Mũ Đỏ. Song song với nhiệm vụ chiến đấu ngoài mặt trận, Sư Đoàn Nhẩy Dù còn cải tiến không ngừng trong công tác xây dựng đơn vị.
    Tinh thần cầu tiến, ý chí đua tranh là động lực chính trong công tác hằng ngày, các đơn vị lại được tiếp tục thành lập để tổ chức của Sư Đoàn ngày thêm vững chắc.
  •       Ngày 1-12-1967 Tiểu Đoàn 11 Nhẩy Dù ra đời,  Ngày 1-5-1968 Chiến Đoàn 1,2,3 Nhẩy Dù cải danh  thành Lữ Đoàn, Mỗi Lữ Đoàn có 3 Tiểu Đoàn trực thuộc, 

    1-6-1968 Tiểu Đoàn Quân Y  
    1-7-1968 Tiểu Đoàn Yểm Trợ
    1-1-1969 Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh
    1-8-1970 Đại Đội Truyền Tin biến cải thành Tiểu Đoàn
  • 12-8-1970 tiếp nhận Đại Đội 5 và 6 Biệt Cách sát nhập Sư Đoàn, cải danh Đại Đội 2 và 3 Trinh Sát Nhẩy Dù
    Cho đến nay Sư Đoàn đã có 3 Lữ Đoàn Nhẩy Dù gồm 9 Tiểu Đoàn tác chiến, Bộ Chỉ Huy Tổng Hành Dinh, Bộ Chỉ Huy Pháo Binh với 3 Tiểu Đoàn trực thuộc, Tiểu Đoàn Quân Y, Tiểu Đoàn Yểm Trợ, Tiểu Đoàn Truyền Tin, Tiểu Đoàn Công Binh, Đại Đội Khoá sinh Vương Mộng Hồng, 3 Đại Đội Trinh Sát, Đại Đội Tổng Hành Dinh, Đại Đội 204 Quân Cảnh, Trung Tâm Huấn Luyện Nhẩy Dù, Khối Bổ Sung, Bệnh viện Đỗ Vinh để điều trị thương bệnh binh Nhẩy Dù, đó là kết quả tổ chức của Sư Đoàn Nhẩy Dù cho đến 1974.
    Trên phương diện hành quân, kể từ ngày thành lập, các đơn vị Sư Đoàn Nhẩy Dù đã tham dự hơn 30,000 cuộc hành quân lớn nhỏ: Nhẩy dù, trực thăng vận, hành quân bộ v.v.
    Gót chân người Chiến Sĩ Nhẩy Dù đã dẫm nát các căn cứ hậu cần, các mật khu trên lãnh thổ 4 Quân khu. Sức mạnh của các Chiến Sĩ Nhẩy Dù đã tiêu diệt hàng trăm đơn vị chính quy Cộng Sản Bắc Việt, và địa phương.
      Tổng số địch bị hạ, bị bắt, và ra quy chánh lên đến hơn 50,000 tên, trong số này có nhiều cán bộ quân sự và chính trị cao cấp như Trung đoàn trưởng, Tiểu đoàn trưởng, Tỉnh ủy, Huyện ủy, Ủy viên Kinh tài và hơn 50,000 vũ khí cộng đồng và cá nhân quân ta tịch thu, cùng với hàng trăm tấn quân trang quân dụng đạn dược, đây là chưa kể hàng trăm ngàn doanh trại, cơ sở, hầm hố, địa đạo của giặc Cộng bị các Chiến Sĩ Nhẩy Dù phá hủy.

Tân Sơn Hòa chuyển

Tuesday, July 20, 2010

Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng




Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng

Tướng Lê Quang Lưỡng.
Tướng Lê Quang Lưỡng sinh năm 1932 quê tại tỉnh Bình Dương. Thời niên thiếu, học hết bậc Tiểu học tại tỉnh nhà ông lên Sài Gòn theo học tại Trường Trung Học Petrus Ký. Sau khi lấy bằng Thành Chung ông gia nhập vào quân đội và xuất thân Khóa 4 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, cùng khóa với Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Chuẩn Tướng Hồ Trung Hậu, Đại Tá Lê Văn Phát…Ngay khi vừa mãn khóa vào ngày 1 tháng 06 năm 1954 ông tình nguyện sang Binh Chủng Nhảy Dù và được gởi ngay ra Bắc bổ sung cho Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù với chức vụ Trung Đội Trưởng của Đại Ðội 52 ND. Từ đó ông đã trải qua các chức vụ chỉ huy từ cấp Trung Đội Trưởng (Thăng cấp Trung Úy tháng 6/1956), Đại Đội Trưởng (Thăng cấp Đại Úy tháng 11/1963), Ban 3 Tiểu Đoàn rồi Tiểu Đoàn Phó. Năm 1965 Ông được đi du học về “Tác Chiến Trong Rừng Núi Sình Lầy” tại Mã Lai Á. Tại quân trường ông đã trình bày chiến thuật tấn công và tác chiến theo quan điểm của riêng ông được tất cả các Huấn luyện viên đều chú ý và thán phục. Đến tháng 9/1965, về nước với bằng tốt nghiệp Thủ Khoa, ông được Tướng Dư Quốc Đống chỉ định nhiệm vụ thành lập và giữ chức Tiểu Đoàn Trưởng TĐ2ND tại Trung Tâm Huấn Luyện Quốc Gia Vạn Kiếp ở Bà Rịa. Trong buổi lể xuất quân của TĐ2ND vào tháng 1/1966, Đại Tá Lý Thái Như Chỉ Huy Trưởng TTHL/QG Vạn Kiếp đã Chủ Tọa và trao gắng cấp bậc Thiếu Tá cho Ông.
Sau buổi lể xuất quân, Tiểu Ðoàn 2 ND về trấn giữ vòng đai Biệt-Khu-Thủ-Ðô vừa chỉnh trang đơn vị, vừa tái huấn luyện tại chỗ. Chính ông đã đứng ra hướng dẩn tất cả Sĩ quan cũng như binh sĩ về chiến thuật và kỹ thuật tác chiến của Nhảy Dù và ngay sau đó TĐ2ND đã tham chiến tại khu phi chiến, tại đồi 1416 trên đỉnh Ngok Wank quân khu II, tại khắp các mặt trận ở các quân khu và đã từng gây kinh hoàng cho các đơn vị CS không thua bất cứ một đơn vị Nhảy Dù kỳ cựu nào khác.
Cuối năm 1967, ông sang Okinawa du khảo và học hỏi về Chiến thuật phản tình báo và chống chiến tranh du kích. Ngày 25/1/1968, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Lữ Ðoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù thay thế Trung Tá Hồ Trung Hậu, đánh đuổi quân Cộng Sản ra khỏi Huế và Quảng Trị trong trận chiến “Tổng Công Kích năm Mậu Thân” của CS. Sau trận nầy ông được thăng cấp Trung Tá tại mặt trận vào tháng 4/1968. Và cũng trong chức vụ LĐT/LĐIND ông được thăng cấp Ðại Tá tại mặt trận vào tháng 9/1969 sau các cuộc hành quân tại Tây Ninh để tiêu diệt các đơn vị CS lẩn khuất trong khu vực Chiến Khu C và đưa chiến trường ra khỏi lảnh thổ Quân Khu III qua bên kia biên giới.
Kể từ đây, ông đã tham gia hầu hết các cuộc hành quân làm nên lịch sử của SĐND, như là Chiến dịch Bình Tây Kampuchea 1970, Hành Quân Lam Sơn 719 trên đất Lào vào tháng 02 năm 1971, giải vây An Lộc tháng 4/1972, Hành Quân Lam Sơn 72 trong chiến dịch Lôi Phong tái chiếm Quảng Trị vào tháng 06 năm 1972, và cuộc hành quân tái chiếm Thường Đức vào tháng 08 năm 1974. Trong ba cuộc hành quân đầu, Tướng Lưỡng đã tham dự với tư cách Đại Tá Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, trong các cuộc hành quân về sau Tướng Lưỡng đã điều quân với tư cách là Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù.
Trong trận chiến giải vây An Lộc năm 1972, tài điều binh của ông đã được đưa vào chương trình nghiên huấn của Trường Quân Sự Command and General Staff College (Đại Học Chỉ Huy & Tham Mưu) ở Fort Leavenworth, tiểu bang Kansas, Hoa Kỳ sau hai danh tướng Tôn Tử, một thiên tài quân sự nổi tiếng của Trung Hoa thời Xuân Thu Chiến Quốc (722 – 480 TCN) và Erwin Rommel (1891 – 1944 có biệt danh là "the Desert Fox") một tướng lảnh lừng danh của Đức Quốc Xả vào đệ nhị thế chiến.
Trong trận chiến nầy ông đã phối hợp chiến thuật phân tán mỏng các đơn vị Nhảy Dù để bao vây, dùng các Tổ Khinh Binh đột kích vào các chốt của CS rồi dùng Phi Pháo và Pháo Binh tiêu diệt địch để phá vở chiến thuật Chốt Kiềng của CS tại suối Tàu Ô cũng như tại cửa ngỏ Sóc Gòn của An Lộc.
Đại Tá Lê Quang Lưỡng đã áp dụng yếu tố bất ngờ một cách táo bạo và thành công khi đổ quân Nhảy Dù xuống Sóc Ton Cui cạnh Đồi Gió để làm đầu cầu, rồi tiến vào An Lộc. Ông cũng đã nghi binh đánh lạc hướng địch quân khi liên lạc bằng hệ thống âm thoại báo cho Tướng Hưng rằng ông sẽ không vào An Lộc mà ngày mai Quân Đoàn sẽ đưa một đại đơn vị nhảy xuống phía Bắc An Lộc tấn công vào Đồi Đồng Long vào giải cứu các đơn vị bị bao vây. Ông được Tướng Minh Tư Lịnh Quân Khu III đặt trọn niềm tin và giao cho Ông trọn quyền quyết định sách lược.
Với kinh nghiệm lão luyên trên chiến trường của một “Quân Đội con nhà nghèo” với sự yểm trợ tích cực của người bạn đồng minh, ông đã sử dụng tài tình và hiệu quả lối đánh thần tốc của các Chiến Binh Nhảy Dù với hỏa lực vô tiền khoáng hậu của phi pháo và các pháo đài bay B52 để tiêu diệt các đơn vị CS, để giải vây cho các đơn vị thuộc quyền, để mở rộng vòng đai và rồi hoàn toàn giải tỏa An Lộc.
Tháng 6 năm 1972, Đại Tá Lê Quang Lưỡng được đề cử chức vụ Phụ-Tá hành-quân cho Tư Lệnh Sư Ðoàn Nhảy Dù là Trung Tướng Dư Quốc Đống trong chiến dịch Lôi Phong tái chiếm Quảng Tri. Cuối tháng 8 năm 1972, ông được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu thăng cấp Chuẩn Tướng, và sau đó ông được bổ nhiệm giữ chức Tư Lệnh Phó, xử lý thường vụ chức vụ Tư Lệnh SĐND. Lúc bấy giờ Bộ Tư Lệnh Hành Quân Sư Đoàn Nhảy Dù đặt tại căn cứ Hiệp Khánh, cách Huế 17 km về phía Bắc.
Tháng 11 năm 1972, Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng chính thức được chỉ định làm Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù cũng là vào lúc VNCH đang đi vào một giai đoạn cực kỳ khó khăn nhất trong lịch sử. Sư Đoàn Nhảy Dù do ông chỉ huy đã phải đương đầu với bao nhiêu thử thách từ phía Cộng quân cũng như từ phía Đồng Minh và nội bộ của VNCH. Nhưng ông luôn giữ đúng phong cách của một vị chỉ huy, thi hành trách nhiệm được giao phó một cách hoàn hảo và suốt đời tận tụy hy sinh cho tổ quốc đến những ngày cuối tháng 4/1975.
Trận đánh để đời sau cùng của ông là trận Thường Đức từ tháng 8/1974 đến tháng 11/1974 ông đã áp dụng chiến thuật Xa Luân Chiến để 3 Lữ Đoàn Nhảy Dù luân phiên giao tranh và gây thiệt hại nặng nề cho hai SĐ324B, SĐ304 và một Trung Đoàn của SĐ2CSBV cùng các lực lượng địa phương.
Năm 1975 vào những ngày tháng lịch sử của VNCH, lệnh từ trung ương bỏ quân Đoàn I và rút Sư Đoàn Nhảy Dù về Sài Gòn. Một tin chấn động cho toàn quân, toàn dân và sự kinh hoàng tột độ ấy đã mở đầu cho sự tan rã ồ ạt sau đó.
Hơn thế nửa, kể từ ngày SĐND được bốc khỏi Vùng I, quyền chỉ huy chiến thuật binh chủng Nhảy Dù, quyền xử dụng các chiến binh Nhảy Dù cũng vượt ra khỏi tầm tay của vị Tư Lệnh. Các đơn vị Nhảy Dù đã bị xé ra từng mãnh. Mỗi đơn vị một nơi rồi lần lược bị tan hàng.
Ngày 29 tháng 4 năm 1975 Tướng Lưỡng di tản sang Hoa Kỳ, với nỗi ngậm ngùi: “Sầu hận của tim ta ai biết được. Người tươi vui ta mãi mãi căm hờn”.
Và sau đó ông định cư tại thành phố Hampton tiểu bang Virginia, đến năm 1979 ông cùng gia đình di chuyển về California thành phố Baker Field cho đến cuối đời.
Trong khoảng thời gian từ 1976 đến những năm 1982 ông có tham dự vào một số sinh hoạt trong nỗ lực trở lại VN tổ chức lực lượng kháng chiến nhưng tiếc rằng Trời đã không chiều lòng người. Sau này ông lui dần vào im lặng và ít khi lên tiếng. Ông cũng thường sinh hoạt và gần gũi với Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam từ năm 1980.
Năm 1990 ông cùng Tướng James B.Vaught Hoa Kỳ dẫn đầu đoàn diễn hành của Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam trên đại lộ Constitution, Washington D.C cùng với các đơn vị Nhảy Dù của 32 quốc gia bạn, nhân ngày kỷ niệm 50 năm thành lập binh chủng Nhảy Dù Hoa Kỳ. Nhảy Dù là đơn vị của QLVNCH đầu tiên và duy nhất từ trước cho đến thời điểm nầy, được mời chính thức rước ngọn cờ Vàng ba sọc Đỏ giữa lòng thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Hai bên đường dân chúng Hoa Kỳ và đồng bào Việt Nam tỵ nạn Cộng Sản, đón tiếp và cổ võ nồng nhiệt.
Ngày 21/9/2005 Tướng Lê Quang Luỡng đã qua đời tại Bakefield California vì chứng bệnh Gan, thọ 73 tuổi, để lại nhiều luyến thương sâu xa cho đoàn quân Mũ Đỏ. Đến phút cuối, ông nhất định không cho phủ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ lên “quan tài của một bại tướng lưu vong”, ông cũng trăn trối không nhận vòng hoa đưa đám, chỉ nhận tiền mặt để gởi về quê nhà giúp các đàn em thương tật. Tinh thần Tổ Quốc – Danh Dự - Trách Nhiệm và “Huynh Đệ Chi Binh” của người Anh Cả Mũ Đỏ không ai có thể cao hơn thế được. Tại San José California, một Cựu Chiến Binh Nhảy Dù - Định Thế 405 - đã thương khóc ông:
“Người đi…
Cây cỏ buốt đau thương!!!
Anh hùng Lê Quang Lưỡng.
Bàng hoàng…Nghĩ chừng vô tưởng.
Vị Tướng lãnh hào hùng,
Dẫn đầu quân binh Mũ Đỏ.
Đã bỏ trần gian,
Vội vàng không giã biệt.
Âm âm lạnh, lòng nhói đau da diết,
Thương hơn thương, tử biệt cõi sinh phù.
Hởi Thiên Thần máu đỏ thắm thiên thu,
Tim bất khuất, đời Hoa Dù vay trả.
Nghiệp cả trả chưa xong,
Đục trong trời phiêu lãng.
Ba mươi năm,
Những buổi chiều bàng bạc.
Cánh hạc thẫn thờ bay,
Cuộc đời nầy đen trắng.
Cả quá khứ đầy hận thù cay đắng,
Quê hương ơi chất nặng nghiệp linh hồn.
Vó ngựa chân bon…
Những bồn chồn từng thu qua chết lặng,
Vệt nắng vàng hoang vắng gió heo may.
Việt Nam ơi ! cả dân tộc đang quay,
Trận bảo lốc hay cơn say nghiệt ngã.
Ba mươi năm,
Khắp địa cầu xa lạ.
Đoàn Thiên Thần nghiêng ngã dắt dìu nhau.
Gượng cười thôi tim quằn quại thương đau.
Mỗi một bước vạn cơn sầu gậm nhấm.
Ba mươi năm,
Vàng đỏ đen tím xậm,
Nét kiêu hùng vẫn ẩn chứa trong tim.
Chưa bao giờ ta thật sự đứng im.
Dù một phút, nghĩ, chìm trong dĩ vãng.
Nhưng hôm nay bầu không gian ảm đạm,
Quân kỳ buồn, rủ xuống tiễn anh linh.
Quốc kỳ bay, tung ngao nghễ không thinh,
Lệnh kỳ bó, vành khăn tang đơn lạnh.
Hoàng Hoa Thám, mùa Trung Thu hiu quạnh.
Vì toàn quân mất vị Tướng anh hùng.
Quê hương ta mất dũng sĩ tận trung,
Và Tổ Quốc mất người hùng Mũ Đỏ.
Ba mươi năm,
Chiến trường ta còn đó,
Tư Lệnh ơi…Ông bỏ chúng tôi rồi ! ! !
Thế là xong…Thật ngắn ngủi kiếp đời,
Thoáng đấy, mới đây, gió trời mưa đất.
Vùng trắc ẩn rồi ai còn ai mất,
Nghĩa tử ly, oan khuất mủi thương mình.
Định thế nào, là thảm bại quang vinh,
Thua hay thắng, thường tình trong dĩ nghiệp.
Mỗi Mũ Đỏ là lương tri thông điệp,
Để toàn dân phải ngưỡng mộ tri ân.
Họ đã tặng đời tim óc, xác thân,
Trong biển lửa, giữa gian trần bạc bẽo.
Cánh Dù rơi… Nơi xứ người lạnh lẽo,
Thiên Thần buồn réo khúc nhạc bi ai.
Cánh dù bung từng ôm cả chí trai,
Gom hoài bảo miệt mài trang dũng kiệt.
Kính ông Tướng…Trời tạm dung đơn độc,
Ngưỡng mộ anh hồn bay bổng sao băng.
Nơi mù xa vùng sinh tử trầm thăng,
Ông thanh thoát đất vĩnh hằng vô tận”
Vĩnh biệt Tư Lệnh.
Vĩnh biệt Đích Thân!!!
Đinh Thế - 405
Tài liệu Tham khảo:
-Phỏng vấn các Chiến Hữu trong SĐND.
-Những tin tức do Anh Lê Quang Đức, con của Tướng Lưỡng cung cấp.
-Thiên Thần Mũ Đỏ Ai còn " Ai mất " của Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng trên trang nhà www.nhaydu.com.
-Bài Văn Tế Tướng L ê Quang Lưỡng của Định Thế 405 – Giám Đốc Võ Thuật SĐND, Đại Đội Trưởng 90.
-Bài Điếu Văn của Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Chức đọc trong Lể Truy Niệm tại Bakerfield 11/2005
Võ Trung Tín - Nguyễn Hữu Viên (Cập nhật ngày 1/9/2008)

Popular Posts